Trang chủ » Blog » [BLOG CỰU HỌC VIÊN] TÔN THẤT NHẬT TÂN, CỰU HỌC VIÊN .NET 2020

[BLOG CỰU HỌC VIÊN] TÔN THẤT NHẬT TÂN, CỰU HỌC VIÊN .NET 2020

bởi Admin | 11:43 | Blog

Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc về quyết định chuyển nghề của tôi – một người đàn ông 29 tuổi, đã có gia đình và một công việc gắn bó gần 5 năm.

Chào mọi người, mình là Tôn Thất Nhật Tân, cựu học viên lớp .NET C1020K1 tại CodeGym Huế.

Trước khi đến với CodeGym Huế chuyển sang nghề lập trình thì mình có gần 5 năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Công việc của mình trước kia chủ yếu là chăm sóc khách hàng, thẩm định và trình phê duyệt các khoản tín dụng cho khách hàng.

Nhớ lại những năm trước đây, thời gian mình trải qua kỳ thi THPT quốc gia và đăng ký nguyện vọng vào các trường Đại học, bản thân mình cũng đã có định hướng theo ngành CNTT này, tuy nhiên do nhiều lý do mình đã rẽ ngang sang lĩnh vực tài chính. Trong quá trình học và làm việc sau này, mình vẫn có thiên hướng mày mò tự học, áp dụng các kỹ thuật CNTT vào công việc hàng ngày và cảm thấy hiệu suất được cải thiện rất nhiều.

Vì vậy khi cảm thấy không có mong muốn gắn bó dài lâu với lĩnh vực ngân hàng, mình liền nghĩ về ngành lập trình, bản thân mình cũng có niềm yêu thích về lập trình từ lâu, nhưng để chuyển ngành mình cũng gặp rất nhiều khó khăn, nó không đơn giản chỉ là nghỉ việc và tham gia vào học mà còn khá nhiều yếu tố khác tác động.

Giúp bản thân trả lời những câu hỏi?

Đầu tiên, mình phải thuyết phục được bản thân rằng: “Công nghệ thông tin là ngành mình muốn gắn bó, muốn phát triển hơn nữa và muốn tiến lên trong thời gian tới”

Thứ hai, mình phải bảo đảm về tài chính trong quá trình học vì mình cũng có gia đình và con nhỏ. Đồng thời, mình cần xác định rõ, làm việc trong lĩnh vực CNTT, bản thân cần phải cố gắng thật nhiều để mang lại cho bản thân và gia đình nguồn tài chính tốt.

Thứ ba, chuyển nghề ở độ tuổi 29, liệu mình có vượt lên được những bạn trẻ và bù đắp được kiến thức thiếu hụt so với các bạn học CNTT chính quy hay không, cách học và động lực của mình có đủ để cố gắng vượt 120% sức lực hay không?

Để trả lời cho những câu hỏi trên, mình đã tìm hiểu về CodeGym- một đơn vị đào tạo về lập trình, phù hợp cho những bạn chuyển nghề và có mong muốn học trong thời ngắn để được đi làm ngay. Từ năm 2018 cho đến năm 2020 khi bản thân đã sẵn sàng về mọi thứ, đủ quyết tâm theo đuổi mình đã quyết định thay đổi và theo học chương trình .Net Coding Bootcamp tại CodeGym Huế.

Lập trình trong những ngày đầu đối với mình có lẽ là những thử thách cần phải vượt qua…

Trong quá trình 6 tháng học tại CodeGym Huế, mình được mở mang kiến thức, sắp xếp những kiến thức cơ bản để tiếp tục học những kỹ thuật mới, khó nhằn hơn, cùng với đó mình cũng phải cố gắng cày cuốc từ 10-12 tiếng/ngày không chỉ để đáp ứng những yêu cầu được CodeGym đặt ra, mà còn phải hiểu và có khả năng xử lý những bugs tối đa có thể, chủ động trong việc rà soát bugs và giải quyết nó.

Khó khăn lớn nhất trong quá trình học thì mình chỉ là newbie trong lĩnh vực này, các kiến thức cơ bản hầu như không có, đồng thời những yêu cầu case study của CodeGym đặt ra mỗi cuối module lại rất cao. Do vậy, phương pháp học tập chủ yếu của mình là nắm vững cơ bản và “cày”. Bạn càng code nhiều, gặp bugs nhiều kinh nghiệm tích lũy sau này sẽ giúp bạn vượt lên nhanh hơn. Đây là thời gian để học, không có gì phải sợ bugs cả.

Tốt nghiệp CodeGym Huế, hiện tại mình đang là DEV 1 tại Fsoft Đà Nẵng…

Công việc hiện tại của mình cũng chỉ mới bắt đầu, thời gian này còn gặp một vài khó khăn khi làm quen với môi trường mới, công nghệ mới… Trong quá trình làm việc ở Fsoft mình nhận thấy rằng, ngoài yếu tố liên quan đến kỹ thuật, bản thân cần phải cập nhật công nghệ liên tục, phải hiểu kiến thức trong lĩnh vực mình đang code nữa. 

This image has an empty alt attribute; its file name is IMG_1743-min-1-1024x683.jpg

Một vài lời khuyên dành cho các bạn trước khi sẵn sàng tham gia phỏng vấn tại các công ty phần mềm:

  1. Các kiến thức cơ bản phải nắm rõ, đối với Fresher mới ra trường các interviewer thường chỉ hỏi các kiến thức nền cơ bản, sẽ đánh giá mức độ hiểu và ứng dụng các kiến thức đó vào việc giải quyết vấn đề hơn là khối lượng công nghệ mà các bạn biết được.
  2. Tính chủ động phải được đặt lên hàng đầu, tự tìm hiểu và fix bugs là quá trình giúp bạn ghi điểm trong quá trình làm việc sau này.

Mình rất cám ơn CodeGym Huế đã đào tạo, hướng dẫn và giúp mình trong quá trình học tập rất nhiều, cũng rất cám ơn anh Khoa – người thầy cũng như người anh rất quan tâm đến lớp và cả bản thân mình trong quá trình học tập tại CodeGym Huế.

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

1 + 15 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM