Lập trình web là gì ? Học lập trình web thì cần học những gì?

Th9 8, 2021 | Tin tức | 0 Lời bình

Bài viết học lập trình web là học gì này được mình quyết định ngồi xuống viết ra sau khi mình dạo quanh các group và forum về lập trình. Mình nhận thấy các bạn khi quyết định học bất kỳ một lĩnh vực nào đó, các bạn dường như cứ loay hoay băn khoăn mãi với câu hỏi nên bắt đầu học gì. Có lẽ đâu đó các bạn còn giữ sự e dè và choáng ngợp trước biển kiến thức của một lĩnh vực mới khi lần đầu tìm hiểu. Khi đặt ra câu hỏi này, có nhiều bạn cũng mong tìm được câu trả lời thỏa đáng để giúp bạn tiết kiệm được thời gian khi học đúng những gì cần học.

Bài viết dưới đây nhằm giúp giải đáp những nỗi niềm trăn trở của bạn về những gì bạn cần học khi theo đuổi lập trình web. Giúp bạn gỡ rối các nút thắc để bạn tiếp tục cuộc hành trình theo đuổi lập trình web.

Giờ thì mình sẽ cùng bạn gỡ rối dần dần nhé!

Lập trình web là gì?

Lập trình web là gì?

Lập trình web là thiết kế và xây dựng một website, được thực hiện bởi các lập trình viên để nhằm chuyển đổi tất cả những thông tin, dữ liệu để tạo thành một website hoàn chỉnh mà khách hàng có thể sử dụng trên đó. Công việc này được thực hiện thông qua những ngôn ngữ trong lập trình. Nó giống như bạn dùng ngôn ngữ để diễn đạt những suy nghĩ trong đầu ra thành lời để giúp người khác hiểu, giúp bạn tương tác với người khác. 

Hay nói một cách trực quan hơn xíu thì lập trình web là công việc tạo ra các website cho chúng ta sử dụng như trang web Tiki, Shopee chẳng hạn.

Vậy thì cụ thể đó là những ngôn ngữ lập trình nào? Mình sẽ sớm trả lời cho bạn câu hỏi này ở ngay phần tiếp theo nhé.

Những ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất 2021

Ngôn ngữ lập trình web hiện nay trên thế giới ước tính có đến hơn vài trăm ngôn ngữ khác nhau. Đó là chưa tính cứ mỗi năm lại cho ra đời thêm dăm ba ngôn ngữ lập trình nữa. Nên cứ nhắm cái nào phổ biến, hàng đầu thì học và làm thôi. Dưới đây là danh sách các ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất được dựa theo các báo cáo khảo sát được công bố mới nhất (2020) từ StackOverFlow, VietnamWorks và TopDev.

 Top 1: JavaScript

 Top 2: Java

 Top 3: Python

 Top 4: PHP

 Top 5: C#

 Top 6: Ruby

 Top 7: Go

 Top 8: HTML

 Top 9: SQL

 Top 10: CSS

Biết là cần học các ngôn ngữ lập trình phổ biến rồi, khổ lắm nói mãi thôi. Nhưng chả nhẽ phải học một lúc hết các thể loại ngôn ngữ lập trình này à! Không, dĩ nhiên là không. Dưới đây mình sẽ giúp bạn định hình được con đường bạn sẽ bắt đầu khi mới bước chân vào với lập trình web.

Học lập trình web bắt đầu từ đâu?

Trước khi tìm hiểu về việc học lập trình web nên bắt đầu từ đâu, bạn cần hiểu rõ hơn về những vị trí khi bạn quyết định theo học và làm việc trong mảng lập trình web.

Những vị trí trong lập trình web

Trong lập trình web, sẽ chia thành front-end, back-end và fullstack. Trong đó:

  • Frontend: Là những phần hiển thị trực quan, trước mắt mà người dùng nhìn thấy được. Không chỉ đảm bảo mang lại hiển thị trực quan đầy đủ, bắt mắt, các lập trình viên ở vị trí frontend cũng chịu trách nhiệm về khâu đảm bảo các phần được hiển thị tối ưu trên tất cả các thiết bị người dùng. Ví dụ như thiết bị máy tính, ipad, điện thoại di động. Những khâu này đòi hỏi ở các lập trình viên sự tỉ mỉ và kĩ lưỡng để nhằm mang lại cho người dùng trải nghiệm tốt nhất. Mình thường hay gọi đùa đây là vị trí “tiền phương”.
  • Backend: Trái với frontend, backend chủ yếu là những khâu thao tác “hậu phương”, người dùng không thấy được. Những thao tác này nhằm giải quyết và đáp ứng các yêu cầu cho người dùng, nó chủ yếu liên quan xử lý các dữ liệu, xử lý logic để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống phần mềm được chạy “mượt mà”.
  • Fullstack: Thấy chữ full là chắc bạn cũng có thể đoán ra rồi phải không, full stack là nó bao trọn gói từ frontend đến backend, mọi công đoạn trong phát triển web, nghe full trọn gói là thấy xịn rồi nhỉ.

Để làm được vị trí frontend, backend hay fullstack thì cần học những gì?

Khi học lập trình web, sau này dầu bạn quyết định làm ở vị trí frontend, backend hay fullstack thì trước tiên bạn nên học các kiến thức lập trình cơ bản để xây cái móng vững chắc và một kiến thức lập trình nâng cao với ngôn ngữ lập trình bạn quyết định chọn theo.

Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách học lập trình web với ngôn ngữ lập trình Java. 

Kiến thức lập trình cơ bản nền tảng 

  • Git và GitHub
  • Các thuật toán cơ bản
  • Biến, kiểu dữ liệu và toán tử
  • Cấu trúc điều kiện, cấu trúc lặp, mảng, hàm
  • Lập trình Hướng Đối tượng
  • HTML cơ bản

Sau khi học xong những kiến thức nền tảng này, bạn sẽ chuyển tiếp sang học một số kiến thức lập trình nâng cao trong ngôn ngữ lập trình Java.

Kiến thức lập trình nâng cao trong Java

  • Lớp và đối tượng trong Java
  • Mảng và phương thức trong Java
  • Access modifier, static method, static property
  • Abstract Class & Interface
  • Clean Code & Refactoring
  • Automation Test & TDD
  • DSA: Danh sách
  • DSA: Stack, Queue, Map
  • Java Collection Framework
  • Thuật toán tìm kiếm
  • Thuật toán sắp xếp
  • Xử lý ngoại lệ & Debug
  • IO: File và Serialization
  • String & Regex
  • OOAD & SOLID

Hoàn thành những kiến thức cơ bản trên, tuỳ vào mảng lập trình web nào bạn lựa chọn mà học thêm các kiến thức bổ sung.

Kiến thức lập trình đối với Frontend

Nếu bạn quyết định học lập trình web nhưng chỉ muốn làm “bề nổi” frontend thì nên tập trung học những kiến thức dưới đây.

  • TypeScript
  • Tạo ứng dụng Angular
  • Xây dựng Component tuỳ biến
  • Tạo Service
  • Điều hướng
  • Sử dụng RESTful API từ back-end
  • Ngoài ra cũng nên trang bị kiến thức về giao diện UI/UX, responsive web design và website chuẩn SEO

Kiến thức lập trình đối với Backend

Còn nếu bạn muốn “chơi vai người hùng phía sau” backend thì nên học các kiến thức:

  • Cơ sở dữ liệu quan hệ
  • CSS, Bootstrap
  • Web & Servlet
  • JSP & JSTL
  • MVC Model
  • JDBC Spring MVC
  • Spring Data Repository
  • AOP & Exception Handling
  • Session & Cookie
  • Webservice & RESTful API
  • AJAX
  • Kiến thức về bảo mật ứng dụng web
  • Deployment & CI/CD

Kiến thức lập trình đối với Fullstack

Cuối cùng muốn ngầu, muốn ôm trọn gói fullstack thì học hết của cả frontend và backend, vậy thôi.

Ôi nghe thấy phê chưa, học nhiều dữ thần vậy rồi liệu ra làm được gì đây? 

Học lập trình web làm được những gì?

Con đường sự nghiệp của các lập trình viên website hiện nay rộng mở hơn bao giờ hết. Đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây trong lĩnh vực kỹ thuật số, thương mại điện tử.

Dưới đây là một số gợi ý cho bạn nào còn loay hoay trăn trở với công việc lĩnh vực này:

  • Làm thuê tại các công ty dịch vụ chuyên phục vụ mảng Website.
  • Làm freelancer (làm tự do) website.
  • Áp dụng vào việc kinh doanh.
  • Phát triển các ứng dụng di động.
  • Dạy kèm cho người khác.
Học lập trình web ra làm gì?

Các bạn làm việc trong lĩnh vực lập trình website là y như rằng “thời tới cản không kịp” vậy đó. Nên quan trọng là bạn có quyết tâm học và theo đuổi tới cùng không thôi chứ việc làm trong mảng này thì đầy ra cho bạn chọn.

Để biết bạn có phù hợp với ngành lập trình không, bạn có thể tham gia làm bài test online miễn phí về tư duy lập trình tại đây.

Kết luận

Tóm lại, nếu bạn quyết định theo học lập trình web thì đầu tiên nên xác định lại bản thân muốn định hướng làm ở vị trí nào. Từ mục tiêu đó bạn sẽ dễ dàng biết được nên bắt đầu học từ những gì. Đồng thời nắm được cần nâng cao cải thiện thêm kiến thức và kĩ năng nào để bổ trợ cho việc làm sau này. Không nên ôm đồm quá nhiều cùng lúc sẽ dễ gây ra cảm giác “ngợp”. Từ đó dẫn đến việc nản và bỏ dang dở việc học giữa chừng.

Cuối cùng tôi muốn tặng bạn câu nói của Đức Khổng Tử “ Không quan trọng bạn đi chậm như thế nào miễn là đừng dừng lại”, và tôi muốn nói với bạn rằng Bắt đầu học đi đừng loay hoay mãi với câu hỏi nên học gì mà làm bản thân chậm trễ bất kì giây phút nào nữa.

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY 

0234 629 1888

Nhận tư vấn, định hướng 1-1

Điền và gửi thông tin cá nhân để được tư vấn miễn phí về các chương trình học.

10 + 11 =