Chắc hẳn các bạn ai cũng đôi lần va vấp tạch CV xin việc rồi đúng không? Đặc biệt là cái nết khô khan của mấy ông dev sẽ khiến các chị HR khó xử, và nhiều trường hợp không có ấn tượng tốt. Vậy, CodeGym hé lộ bí kíp “tán đỗ” nhà tuyển dụng cho các bạn nhé !!
Một trong những câu hỏi kinh điển được nhiều nhà tuyển dụng hỏi nhất trong các cuộc phỏng vấn có lẽ là câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Thông qua câu hỏi này, bạn và các ứng viên khác sẽ có cơ hội chứng minh năng lực của mình trước mặt nhà tuyển dụng, còn nhà tuyển dụng thì nhờ vào câu hỏi này mà tìm ra được ứng cử viên tiềm năng nhất.
Đó là lý do vì sao bạn nên chuẩn bị sẵn câu trả lời về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trước khi tham gia phỏng vấn. Ngay cả khi không được hỏi trực tiếp câu hỏi này thì việc nhận thức được những ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong tương lai.
Điểm mạnh (Strengths) là tất cả những thế mạnh nổi trội mà bạn có. Điểm mạnh cũng được chia thành nhiều loại, từ điểm mạnh trong tính cách, điểm mạnh trong tư duy đến điểm mạnh trong hành động,…Nhưng về cơ bản thì điểm mạnh được thể hiện thông qua một số phẩm chất và kỹ năng như: Tinh thần trách nhiệm cao, Có nhiều tài lẻ (biết ca hát, chơi đàn, chơi sáo, làm MC,..)
Điểm yếu (Weakness) bao gồm những thiếu sót trong tính cách mà bạn cần sửa chữa và cả những kỹ năng, chuyên môn mà bạn làm chưa giỏi. Về cơ bản có một số điểm yếu phổ biến như: Tính háo thắng, Không lập kế hoạch rõ ràng trước khi thực hiện;… và có thể nói thêm 1 số biện pháp đã áp dụng để cải thiện điểm yếu của bản thân.
Một trong những câu hỏi khiến các ứng viên lo sợ trong các buổi phỏng vấn đó là “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?” Liệu bạn đã biết cách trả lời câu hỏi hóc búa này để tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng và có cơ hội nhận được mức lương hợp lý chưa?
Có 3 lý do khiến nhà tuyển dụng quan tâm đến câu trả lời của bạn về mức lương mong muốn:
– Đánh giá xem bạn hiểu giá trị bản thân như thế nào
– Đo lường khả năng phù hợp giữa chuyên môn của bạn với vị trí tuyển dụng
– Xác định mức lương mong muốn của bạn có phù hợp với ngân sách
Do đó hãy xác định vị trí của bản thân, năng lực, kinh nghiệm, và khảo sát mức lương phù hợp để có thể deal 1 mức lương phù hợp với nhà tuyển dụng mà để bản thân không “bất lợi” nhé.
Bạn đã chuẩn bị để trả lời các câu hỏi phỏng vấn về áp lực công việc chưa? Nhiều công việc rất căng thẳng và điều quan trọng là phải chuẩn bị để trả lời các câu hỏi phỏng vấn về áp lực công việc trong các cuộc phỏng vấn, đặc biệt với công việc của 1 lập trình viên khi phải thường xuyên OT. Bạn sẽ cần phải chuẩn bị để trả lời một cách thích hợp, bởi vì người phỏng vấn không muốn nghe rằng bạn chưa bao giờ bị áp lực hoặc căng thẳng.
Để trả lời thành công câu hỏi này, bạn sẽ muốn cung cấp các ví dụ cụ thể về cách bạn đã xử lý tốt áp lực trong quá khứ. Bạn cũng có thể cung cấp ví dụ về những thời điểm mà áp lực thực sự khiến bạn làm việc hiệu quả hơn.
Hãy cẩn thận với cách bạn trả lời. Nếu bạn nói rằng bạn bị căng thẳng khi được giao nhiều dự án và bạn biết rằng công việc sẽ đòi hỏi bạn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, thì trong mắt nhà tuyển dụng bạn sẽ có vẻ như không phù hợp với vị trí này.
Cân nhắc đề cập đến việc một chút áp lực có thể trở thành động lực hữu ích cho bạn. Cố gắng cung cấp một ví dụ về thời gian mà áp lực của một dự án khó khăn đã giúp bạn trở thành một người làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn.
Chưa có kinh nghiệm làm việc, ứng viên thường gặp rất nhiều khó khăn khi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cách giúp bạn “cưa đổ” nhà tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao tình thần nhiệt huyết của ứng viên. Thậm chí, có nhiều nhà tuyển dụng chọn ứng viên dựa vào sự nhiệt huyết, thái độ ham học hỏi thay vì kinh nghiệm làm việc.
Vậy làm thế nào để thể hiện tinh thần nhiệt huyết trong cuộc phỏng vấn? Câu trả lời là bạn phải tìm hiểu thật kỹ về công ty và vị trí mình ứng tuyển. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự nghiêm túc và nỗ lực của bạn trong từng câu trả lời. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng tin có thể hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
Khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc cho vị trí ứng tuyển, bạn cần phải nhấn mạnh các kinh nghiệm khác của bản thân. Bạn nên ưu tiên đề cập đến những kinh nghiệm phù hợp với công việc mình phỏng vấn.
Câu trả lời của bạn nên tương tự như một lời quảng cáo về bản thân cho nhà tuyển dụng thấy. Để trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn này, bạn có thể thử áp dụng theo các bước sau:
– Xác định điểm mạnh của bạn.
– Xác định nhu cầu của công ty.
– Tạo danh sách chọn lọc để kết hợp hai yếu tố bên trên.
– Viết sẵn cách diễn đạt hay nhất để “tô điểm” bản thân.
– Trả lời một cách tự tin, chân thật.
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới là gì? Đây là câu hỏi phỏng vấn được nhiều nhà tuyển dụng sử dụng để hỏi ứng viên của mình. Vậy khi được hỏi câu này, các ứng viên nên trả lời như thế nào để có thể gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng.
1. Hãy trả lời một cách đủ bao hàm được định hướng của bạn: Không nên trả lời chung chung, không rõ ràng cho câu hỏi này. Bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết rõ bạn muốn gì, những việc cần phải làm để đạt được điều mong muốn đó. Bằng cách này, bạn đã cho người phỏng vấn thấy rằng vị trí đó phù hợp với bạn.
2. Hãy nhấn mạnh vào mong muốn làm việc lâu dài ở công ty: Sự gắn bó lâu dài là điều mà công ty nào cũng muốn ở ứng viên của mình để tránh mất thời gian thuê hay đào tạo những nhân viên mới.
Vì vậy, một câu trả lời cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3 – 5 năm tới đi liền với niềm khao khát muốn có được sự ổn định lâu dài cũng sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
3. Hãy tìm hiểu một chút về cơ cấu tổ chức của công ty: Việc tìm hiểu những kiến thức về công ty là cách bạn cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có thực sự quan tâm đến công việc này và có ý muốn gắn bó lâu dài trong tương lai hay không.
4. Đừng bao giờ nói về các mục tiêu quá xa vời, viển vông: Hãy tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn, bạn thực sự có thể làm được. Đừng nói đến những điều không bao giờ thể đạt tới, chẳng hạn như thăng chức vụ phó giám đốc trong 3 – 5 năm tới, trong khi đang ứng tuyển vị trí nhân viên.
Thông qua câu hỏi tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi nhà tuyển dụng mong muốn nghe được những thông tin mà ứng viên đã tìm hiểu được về doanh nghiệp. Đặc biệt là nhà tuyển dụng muốn biết được đâu là yếu tố thu hút bạn lựa chọn doanh nghiệp của họ.
Việc nắm rõ lý do mà ứng viên ứng tuyển sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, từ đó có được cơ hội tại vị trí việc làm mà mình đăng tuyển.
– Tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn
– Nghiên cứu kỹ mô tả công việc
– Nhận định giá trị cốt lõi của bạn
– Nêu rõ kỹ năng, kinh nghiệm
Kiên nhẫn trong công việc cũng là 1 trong những yêu cầu đối với công việc. Đặc biệt với lập trình viên khi phải thường xuyên làm việc nhóm, hợp tác thì cần phải biết kiên nhẫn, lắng nghe mọi người.
Cởi mở, kiên nhẫn, biết lắng nghe sẽ đem đến những điều tích cực, mở rộng mối quan hệ và công việc cũng sẽ tốt hơn.
Mỗi ngày đi làm là 1 hành trình mới, phấn khởi và hạnh phúc hơn.
Bên cạnh sự kiên nhẫn thì kiên trì với mục tiêu đề ra cũng là 1 ưu điểm của bạn với nhà tuyển dụng.
Công việc không phải lúc nào cũng dễ dàng, sẽ có lúc gặp khó khăn, khó giải quyết nên hãy kiên trì với mục tiêu đã đề ra thì khi đó bản thân mới dần phát triển, trưởng thành và giúp bản thân có vị trí tốt hơn tại công ty.
Nhiều công ty yêu cầu kinh nghiệm cũng do 1 phần nhu cầu thị trường và khách hàng.
Nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm như mô tả công việc thì cũng đừng lo hãy tự tin ứng tuyển vì mỗi công ty sẽ có cách xác định năng lực của bạn khác nhau.
Chưa thử thì làm sao biết đủ năng lực hay phù hợp hay không?
Đừng bỏ cuộc, hãy cố gắng hết sức!
CodeGym luôn đồng hành cùng bạn, chúc bạn sớm chinh phục được nhà tuyển dụng và tìm được bến đỗ nhé !!
0 Lời bình